Di tích Lịch sử cấp tỉnh Đền Tam toà xã Nghi Công Bắc

Thứ hai - 03/06/2024 04:07
Di tích Lịch sử cấp tỉnh Đền Tam toà xã Nghi Công Bắc
Nghi Công Bắc là một xã vùng núi nghèo của huyện Nghi Lộc, đời sống kinh tế của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn. Song, đây là vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời với nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp. Trên địa bàn xã hiện còn bảo lưu nhiều di tích lịch sử và những sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiêu biểu là Lễ hội tại Di tích Đền Tam Tòa.
Lễ hội đền Tam Tòa được tổ chức nhằm tưởng nhớ công đức của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Ông là con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ. Năm 1041, Lý Nhật Quang được vua tin cẩn giao phó trọng trách làm Tri châu Nghệ An trong lúc tình hình ở đây rất bất ổn, nhiều cuộc nổi loạn diễn ra làm cho nhân dân không thể “an cư lạc nghiệp”. Trước tình thế đó, Lý Nhật Quang đã thực hiện nhiều chính sách sáng suốt trên nền tảng tư tưởng thân dân, khoan dung, nhân hậu, do đó tình hình ở Nghệ An lúc bấy giờ được ổn định, kỷ cương phép nước được lặp lại.
Lý Nhật Quang hết sức coi trọng việc phát triển kinh tế, khuyến khích, hướng dẫn nhân dân mở mang nghề nghiệp, khai thác mọi tiềm năng của vùng đất xứ Nghệ. Cùng với việc chiêu dân, khai hoang, lập ấp, mở đường sá, khai thông thủy lợi, Ông còn dạy cho dân chúng nghề nông tang, dệt lụa, dệt vải…Riêng tại địa bàn xã Nghi Công thời bấy giờ còn rất rậm rạp, được bao bọc bởi dãy núi Đại Huệ, có rất nhiều lợi thế về mặt quân sự, nên đã được Uy Minh Vương Lý Nhật Quang chọn làm nơi xây dựng căn cứ đóng quân để bảo vệ Nghệ An, gọi là trại Nhà Bà để bảo vệ phía Đông Nam lỵ sở Bạch Đường qua đường Gia An và Truông Sỏi. Từ căn cứ trại Nhà Bà có thể đưa quân ứng cứu nhanh cho vùng Cửa Lò, Cửa Hội, Cửa Vạn và bến cảng Xuân Giang, kho trại Vĩnh Phong (TP Vinh ngày nay).
Để bảo vệ căn cứ thêm vững chắc, đồng thời cung cấp nhu cầu quân lương cho quân đội, Lý Nhật Quang đã chiêu dân, tổ chức khai hoang mở đất, lập ra 7 làng trong đó có xã Nghi Công Bắc và xã Nghi Công Nam ngày nay.

Với những đóng góp và công lao to lớn đó, sau khi mất, Lý Nhật Quang được nhân dân xứ Nghệ tôn làm bậc thánh và lập đề thờ ở nhiều nơi. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa có hơn 50 ngôi đền thờ Lý Nhật Quang. Cùng với một số ngôi đền như Đền Quả ở Đô Lương, Đền Bạch Mã ở Yên Thành, Đền Tam Tòa ở xã Nghi Công Bắc, huyện Nghi Lộc từ xưa đã được đánh giá là một trong 18 đền thờ linh thiêng nhất thờ Lý Nhật Quang.
đền

Theo lời kể của các bậc cao niên và khảo sát vết tích móng nền còn lại cho thấy đền Tam tòa trước đây có quy mô to lớn, vườn đền rộng, nằm trong thung lũng có nhiều cây xanh, kiến trúc chính gồm Tam quan, Tả vu, hữu vu,  hạ, trung, thượng điện. Do biến thiên của lịch sử, hiện nay, khuôn viên đền chỉ còn hơn 2.000 m2, các công trình kiến trúc được tôn tạo lại, hiện nay gồm các công trình như: Sân đền, bái đường, sân lộ thiên, hậu cung. Đền thờ còn lưu giữ 1 tòa kiến trúc cơ bản thời Nguyễn và một số cổ vật có giá trị lịch sử như  long ngai, bài vị, long bào…đặc biệt là sắc phong, câu đối cổ…, trở thành là nguồn tư liệu quý để nghiên cứu về lịch sử địa phương và người anh hùng Lý Nhật Quang. Với những giá trị văn hóa, lịch sử như trên, năm 2012, Đền Tam Tòa đã được UBND tỉnh công nhận Di tích lịch sử.
lãnh đạo dâng hương

Tại đền, hàng năm có nhiều lễ hội sinh hoạt văn hóa tâm linh, giàu bản sắc văn hóa cho đến nay vẫn còn sức sống trường tồn, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương về dự, như: lễ Khai sắc, lễ giỗ Đức Thánh Tam Tòa; đặc biệt là Lễ tế trời đất (nhân dân còn gọi là lễ tế Nam Giao) - đây là nghi lễ mang nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo v.v.. là dịp để mọi người có điều kiện bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vị anh hùng dân tộc đồng thời cầu mong các vị thần linh phù hộ, độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc... Năm 2016, trên cơ sở Lễ Tế Nam Giao, thể theo nguyện vọng của Cấp ủy, Chính quyền và nhân dân 2 xã Nghi Công Bắc và xã Nghi Công Nam, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định cấp phép tổ chức Lễ hội Đền Tam Tòa định kỳ 03 năm 1 lần vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu.
lễ hội 2023

Việc tổ chức lễ hội Đền Tam Tòa là việc làm cần thiết, hợp lòng dân, có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phát huy tốt giá trị di tích, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa của nhân dân địa phương, góp phần bảo vệ và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa 8 và Nghị quyết Trung ương 9 khóa 11 về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
lê tế
 
ld xã
 
đại biểu
 
văn nghệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

nghi cong bac

Thông báo - Lịch làm việc

Dịch vụ công trực tuyến
Công báo nghệ an
Thư điẹn tử
Hỏi đáp
Thông tin người phát ngôn
Thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
Thông tin doanh nghiệp, cơ hội đầu tư
Thông tin các dự án và các hạng mục đầu tư
Quản lý văn bản
Thống kê
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay785
  • Tháng hiện tại1,476
  • Tổng lượt truy cập31,208
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây