Tuyên truyền phòng, chống cháy rừng

Thứ tư - 24/04/2024 03:48

Tuyên truyền phòng, chống cháy rừng

 
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước, là cơ sở để phát triển kinh tế, xã hội. Rừng cung cấp nguồn lâm sản giá trị, các loại dược liệu quý giá, là nơi trú ngụ của nhiều loài chim muông và các loài động vật quý hiếm. Rừng vô cùng quan trọng trong việc phát triển môi trường sinh thái bền vững: thực hiện quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chuyển hóa oxy và các nguyên tố cơ bản của trái đất, ngăn chặn xói mòn, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, giảm thiểu thiên tai, hạn hán, bảo tồn nguồn nước, giảm ô nhiễm không khí.
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước, là cơ sở để phát triển kinh tế, xã hội. Rừng cung cấp nguồn lâm sản giá trị, các loại dược liệu quý giá, là nơi trú ngụ của nhiều loài chim muông và các loài động vật quý hiếm. Rừng vô cùng quan trọng trong việc phát triển môi trường sinh thái bền vững: thực hiện quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chuyển hóa oxy và các nguyên tố cơ bản của trái đất, ngăn chặn xói mòn, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, giảm thiểu thiên tai, hạn hán, bảo tồn nguồn nước, giảm ô nhiễm không khí.
Tại Việt Nam, việc quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế, xã hội. Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng, đất rừng, tăng độ che phủ, tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng hạn chế nạn chặt phá, khai thác rừng, đất rừng bừa bãi.
I. Điều 9 Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về Phòng cháy và chữa cháy rừng như sau: Nghiêm cấm các hành vi trong rừng, ven rừng:
1) Đốt lửa, sử dụng lửa trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng, phân khu phòng hộ rất xung yếu.
2) Đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy, thảm thực vật khô nỏ vào mùa hanh khô.
3) Đốt lửa, sử dụng lửa gần kho, bãi gỗ khi có cấp dự báo cháy rừng từ cấp III đến cấp V.
4) Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, hạ cây rừng và đốt để lấy than ở trong rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh.
5) Đốt nương, rẫy, đồng ruộng trái phép ở trong rừng, ven rừng.
6) Các hành vi khác trực tiếp gây ra nguy cơ cháy rừng.
II. Điều 19, quy định Các biện pháp chữa cháy rừng: Trong công tác chữa cháy rừng trước hết phải được thực hiện và giải quyết theo phương châm 4 tại chỗ: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ. Các biện pháp chữa cháy rừng gồm có:
1) Huy động tối đa lực lượng, phương tiện và thiết bị, dụng cụ để chữa cháy: Đối với rừng có thể đưa phương tiện cơ giới vào chữa cháy thì phải huy động tối đa phương tiện cơ giới để chữa cháy; Đối với rừng mà phương tiện cơ giới chữa cháy không thể tiếp cận được thì phải huy động tối đa lực lượng và các phương tiện khác để chữa cháy.
2) Tạo đường băng cản lửa, khoanh vùng cô lập đám cháy.
3) Áp dụng "biện pháp đốt trước có kiểm soát" để chữa cháy khi có đủ điều kiện cho phép.
4. Đào kênh, mương, rãnh để chống cháy ngầm và chữa cháy
III. Trách nhiệm Phòng cháy chữa cháy rừng:
Trách nhiệm PCCCR được quy định tại Điều 53, 54, 55 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
Chủ rừng có trách nhiệm (Điều 53): xây dựng và thực hiện phương án PCCCR; Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật; đầu tư xây dựng công trình, trang bị phương tiện, dụng cụ PCCCR (đường băng cản lửa,…); đảm bảo kinh phí cho hoạt động PCCCR; phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về PCCCR; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận; phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng....
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sinh sống, hoạt động ở trong rừng, ven rừng có trách nhiệm (Điều 55):
+) Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về PCCCR theo quy định của pháp luật (Khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện: Biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy; Không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V. Trong ngày, tiến hành đốt lúc gió nhẹ, vào trước 9 giờ buổi sáng và sau 16 giờ buổi chiều; Trước khi đốt phải thông báo với trưởng thôn, bản, tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong khi đốt phải bố trí người canh gác, có đủ dụng cụ để dập lửa khi cháy lan vào rừng; sau khi đốt xong phải dập tắt hết tàn lửa. Sử dụng lửa ở những cơ sở, công trình, côngtrường và nhà ở đượcphép bố trí ởtrong rừng phải bảo đảm không để cháy lan vào rừng; sau khi sử dụng lửa phải dập tắt hết tàn lửa).
+) Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong gia đình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn về PCCCR.
+) Phối hợp với chủ rừng, các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn trong việc bảo đảm an toàn về PCCCR; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng.
+) Tham gia các hoạt động PCCCR khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
+) Bảo đảm an toàn về PCCCR khi được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy trong rừng và venrừng.
+) Ngăn chặn và báo kịp thời khi phát hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy rừng và hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCCR; báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện cháy và chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia chữacháy rừng.

IV. Xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy rừng
Được quy định tại Điều 16, 17 Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, cụ thể như sau:
- Điều 16: Hành vi vi phạm các quy định chung về PCCCR (không gây ra cháy rừngnhư: Hành vi đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh; không thực hiện đúng quy định pháp luật về sử dụng lửa khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng; đưa chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy vào rừng trái quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính từ 100 ngàn đến 10 triệu đồng (tùy từng hành vi).
- Điều 17: Hành vi vi phạm các quy định pháp luật về PCCCR gây cháy rừng (đối với cây trồng chưa thành rừng hoặc khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng đến dưới 3 ha; rừng sản xuất đến dưới 0,5 ha; rừng phòng hộ đến dưới 0,3 ha; rừng đặc dụng đến dưới 0,1 ha; gây thiệt hại về giá trị lâm sản đến dưới 100 triệu đồng) thì bị xử phạt hành chính từ 1 triệu đồng đến 100 triệu đồng
Nếu vi phạm các quy định pháp luật về PCCCR gây cháy rừng (đối với cây trồng chưa thành rừng hoặc khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng trên 3 ha; rừng sản xuất trên 0,5ha; rừng phòng hộ trên 0,3ha; rừng đặc dụng trên 0,1ha; gây thiệt hại về giá trị lâm sản trên 100 triệu đồng) thì xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
Đồng thời, phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với từng hành vi theo quy định...
Vì sự phát triển bền vững của môi trường sống, Nhân dân xã Nghi Hưng hãy tích cực tìm hiểu và thực hiện tốt Luật Bảo vệ, phát triển rừng năm 2004; Luật Phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2001... nghiêm túc thực hiện các quy định trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tích cực trồng cây, gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc!


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

nghi cong bac
Dịch vụ công trực tuyến
Công báo nghệ an
Thư điẹn tử
Hỏi đáp
Thông tin người phát ngôn
Thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
Thông tin doanh nghiệp, cơ hội đầu tư
Thông tin các dự án và các hạng mục đầu tư
Quản lý văn bản
Thống kê
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay2,004
  • Tháng hiện tại20,595
  • Tổng lượt truy cập458,440
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây